Lông mày là phần không thể thiếu trên gương mặt. Vậy khi không có lông mày phải làm sao? Cách nào để sở hữu lông mày đẹp tự nhiên, lâu bền? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.
I. Chức năng của lông mày Mỗi phần lông trên cơ thể đều đảm nhiệm những chức năng riêng biệt. Dưới đây là 4 chức năng, ý nghĩa của lông mày có thể bạn chưa biết:
Đảm bảo thẩm mỹ: Lông mày giúp hài hòa các đường nét trên gương mặt. Khi thiếu đi cặp chân mày sắc nét, gương mặt trở nên thiếu sức sống, khó hài hòa với mái tóc hay kiểu makeup thường ngày.
Tăng khả năng biểu cảm gương mặt: Gương mặt với biểu cảm đa dạng luôn chiếm được thiện cảm của người đối diện. Di chuyển lông mày lên hoặc xuống hay co vào để vừa thể hiện được ý nghĩ của bản thân, vừa thể hiện được một phần cá tính, phong cách một cách dễ dàng. Ở mỗi vị trí khác nhau của lông mày đều biểu cảm một sắc thái khác nhau của khuôn mặt.
Bảo vệ đôi mắt: Lông mày ở phía trên của đôi mắt, giữ cho bụi, mồ hôi và nước mưa không chảy từ trán xuống. Bởi vậy, nếu mất đi lông mày thì những tác nhân này sẽ dễ dàng tấn công đôi mắt, khiến chúng dễ gây viêm, sưng nguy hiểm.
Mang ý nghĩa phong thủy: Ở các nước Á Đông, lông mày còn mang ý nghĩa về mặt tướng số, phong thủy. Mỗi kiểu mày đều ảnh hưởng ít nhiều đến vận trình cuộc đời.
II. Không có lông mày do đâu? Có 2 trường hợp không có lông mày là do bẩm sinh và bị rụng đi do các yếu tố khác tác động.
Không có lông mày do bẩm sinh: Giống như tóc, lông mày được sản sinh nhờ các nang lông có sẵn và được quy định theo hệ gen của mỗi người. Những nang lông này không thể tự sản sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Khi này, các cách dưỡng hay dùng thuốc kích thích mọc lông đều không phát huy được tác dụng.
Rụng lông mày do bệnh lý: Lông mày rụng nhiều do bệnh lý là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn nhanh chóng mất đi hàng lông mày của mình. Trong đó, bệnh suy tuyến giáp và rối loạn tự miễn là 2 chứng bệnh tác động nhiều nhất tới hoạt động của nang lông, gây rụng lông mày.
Rụng lông mày do căng thẳng: Yếu tố tâm lý và thần kinh ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của nang lông, nang tóc. Khi bạn bị căng thẳng quá mức, sự cân bằng hormone trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Hormone đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất lông và tóc. Việc thiếu năng lượng tổng thể do căng thẳng quá mức và lo lắng có thể gây trở ngại đến lượng hormone và từ đó dẫn đến tình trạng rụng lông mày.
Ngoài 3 nguyên nhân trên, không có lông mày còn do thiếu chất, hành động gây hại như gãi, nhổ, cạo gây tổn thương nang lông.
III. Không có lông mày phải làm sao? Thiếu đi phần lông mày khiến chị em mất đi bội phần sự tự tin. Hiện nay, có nhiều cách làm đẹp như thêu, phun, xăm. Những cách này tập trung cải thiện thẩm mỹ bằng việc bôi mực mô phỏng hình ảnh của các sợi lông mày. Nhược điểm của chúng là không thể đảm bảo được đầy đủ các chức năng của lông mày.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng không có lông mày? Để đảm bảo thẩm mỹ, giữ được các chức năng vốn có tự nhiên, bạn có thể tham khảo công nghệ cấy lông mày tự thân hiện đang được áp dụng tại một số cơ sở y tế chuyên khoa cấy ghép thẩm mỹ.
Cấy lông mày hay cấy lông mày tự thân là thủ thuật thẩm mỹ sử dụng chính những nang tóc (thường là tóc mai) của chính người thực hiện làm nguyên liệu. Sau quá trình chọn lọc kỹ càng, từng nang tóc được cấy đơn phôi (mỗi nang tóc chỉ giữ lại một sợi tóc) vào da theo khuôn mày.
Toàn bộ thủ thuật cấy ghép được thực hiện bằng bút cấy chuyên dụng với đường kính siêu nhỏ, chỉ khoảng 0,6-0,8mm. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc xâm lấn da, hạn chế chảy máu hay để lại sẹo. Việc sử dụng chính những nang tóc tự nhiên sẽ đảm bảo tỉ lệ thành công của thủ thuật đạt 98%.
Sau 7-14 ngày vùng cấy lông sẽ lành và sau 8-12 tuần, nang tóc được ghép sẽ tạo nhân mới. Từ tháng thứ 3, lông mới bắt đầu mọc ra từ các nang tóc cấy và ổn định hoàn toàn sau tháng thứ 6. Đây là lông thật nên sẽ rụng theo chu kỳ sinh trưởng và được thay thế tự nhiên, không lo bị trụi hay tái rụng, khắc phục hoàn toàn tình trạng không có lông mày.
Cấy lông mày cần phải trải qua 1 cuộc phẫu thuật nhỏ để lấy. Do đó, phương pháp này đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải cực kỳ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm và cơ sở thực hiện uy tín.
Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về thắc mắc “Không có lông mày phải làm sao?”. Hi vọng từ những chia sẻ này, bạn sẽ có thể lựa chọn được phương pháp làm đẹp phù hợp.
Chúc bạn thành công!