Một trong những biểu hiện điển hình của ung thư là rụng tóc, tuy nhiên một số trường hợp rụng tóc là do chu kỳ mọc tóc ngừng phát triển và thoái hóa. Để hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình hãy tham khảo bài viết về chu kỳ mọc tóc để tránh gây ra những lầm tưởng sai lầm.
I. Chu kỳ mọc tóc ở nam và nữ không giống nhau Các nhà khoa học ở Mỹ đã chứng minh thần kinh nội tiết đóng vai trò quan trọng trọng việc điều phối tế bào nang tóc và chu kỳ mọc tóc ở nam và nữ không hề giống nhau.
Trong đó, tế bào mầm tóc ở nữ giới sẽ mềm hơn tế bào mầm tóc ở nam giới. Các tế bào mầm tóc này sẽ dễ bị suy yếu khi chịu sự tác động của các yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài.
Tóc sẽ không bao giờ dài mãi mà nóc sẽ có chu kỳ mọc tóc, sinh trưởng và rụng đi. Tuổi thọ trung bình của tóc khoảng từ 2 – 6 năm. Các sợi tóc rụng đi lại tiếp tục hình thành các nang tóc và tạo thành một vòng sinh trưởng.
II. 3 chu kỳ mọc tóc bạn nên biết Chu kỳ mọc tóc trải qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn tăng trưởng (Anagen) Ở giai đoạn này nang tóc đang trong giai đoạn phát triển. Nang tóc hình thành sợi tóc, đối với nam giới giai đoạn tăng trưởng kéo dài 2 -4 năm và 3 – 6 năm đối với nữ giới. Trung bình tóc sẽ móc được 0,3 – 0.4mm một ngày.
2. Giai đoạn tăng trưởng (Catagen) Khi sợi tóc đã phát triển được độ dài tối đa, sự tổng hợp melanin sẽ dừng lại. Tất cả mọi hoạt động tăng trưởng trong tế bào bầu tóc ngừng lại và co về phía trước. Số lượng tóc trong giai đoạn này bình thường chiếm khoảng 10% tổng số tóc.
3. Giai đoạn thoái hóa ( Telogen) Thời kì này chính là thời điểm các nang tóc nghỉ ngơi, thường kéo dài trong khoảng 3 – 5 tháng. Đây cũng chính là thời điểm để nang tóc tái khởi động một chu kỳ phát triển tóc mới.
III. Rụng tóc có phải bị ung thư không? Rụng tóc là một biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư, tuy nhiên không phải cứ bị rụng tóc là bị ung thư. Rụng tóc có thể là do tác động bởi một trong các yếu tố sau:
1. Các yếu tố chính gây rụng tóc ở nữ giới Rối loạn nội tiết tố nữ: Xảy ra trong giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh, thời kỳ trước và sau thời kỳ mang thai, lạm dụng thuốc tránh thai
Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Trong giai đoạn sau khi sinh, giảm cân cấp tốc nữ giới thường thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm mất cân bằng nội tiết. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến chu kỳ mọc bị thay đổi dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Các vấn đề về tâm lý: Như căng thẳng, lo âu, sợ hãi, trầm cảm…
2. Các yếu tố chính gây rụng tóc ở nam giới Đối với nam giới chu kỳ mọc tóc cũng có thể bị thay đổi vì những yếu tố sau:
Rối loạn nội tiết tố nam: Khi có sự tăng trưởng hoặc giảm nồng độ nội tiết nam (Testosterone).
Căng thẳng, stress từ công việc cũng như áp lực từ gánh nặng gia đình
Di truyền: Gen di truyền cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ mọc tóc. Nếu trong gia đình có cha mẹ bị rụng tóc, hói đầu thì khả năng cao sẽ di truyền sang thế hệ con, nam giới sẽ thừa hưởng gen này nhiều hơn nữ giới.
Vì vậy, rụng tóc có phải bị ung thư không? để biết chính xác, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm sàng lọc. Còn một số biểu hiện rụng tóc sinh lý là những biểu hiện hoàn bình thường. Hy vọng những chia sẻ về chu kỳ mọc tóc sẽ cho bạn có cái nhìn khái quát hơn về quá trình phát triển của nang tóc, từ đó có cách chăm sóc tóc nhất trong từng giai đoạn. Chúc các bạn thành công.