Không chỉ gây mất thẩm mỹ, tóc thưa, hói đầu còn ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần và sự tự tin ở mỗi người. Tuy vậy, bạn không nên quá lo lắng, bởi, bệnh hói đầu hoàn toàn có thể khắc phục hoàn toàn nếu sớm phát hiện và điều trị kịp thời. 1. Bệnh hói đầu là gì? Hói đầu là hậu quả của tình trạng rụng tóc kéo dài. Khi này, cơ thể bị rối loạn khiến tóc rụng nhiều, khoảng trên 100 sợi/ngày và dần lộ vùng da đầu, thiếu thẩm mỹ. Quá trình rụng tóc bắt đầu từ phạm vi những mảng nhỏ trên da đầu (khoảng 1/4) ở các vùng tóc yếu nhất là đỉnh đầu hoặc trước trán.
Bệnh hói đầu thường xuất hiện ở độ tuổi ngoài 40 và dần có sự trẻ hóa. Hiện nay, không hiếm các trường hợp hói đầu ở các bạn trẻ, chỉ khoảng 20 tuổi. Bởi vậy, bạn không nên chủ quan nếu đột nhiên bị rụng tóc nhiều và kéo dài.
2. 7 nguyên nhân gây hói đầu phổ biến Di truyền: là nguyên nhân chính gây rụng tóc, hói đầu ở nam giới. Theo thống kê, có khoảng 95% nam giới hói đầu do di truyền. Đối với nữ giới, nguyên nhân này ít gặp hơn. Rối loạn nội tiết tố: Hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột khiến tóc sơ yếu và dễ gãy rụng. Rụng tóc do rối loạn nội tiết xảy ra nhiều hơn với nữ giới, nhất là những chị em đã và đang trải qua quá trình mang thai, dậy thì, tiền mãn kinh. Do bệnh lý: viêm da đầu, viêm chân tóc, nấm, bệnh tự miễn… là những bệnh lý phổ biến dễ khiến tóc bị rụng mà khó có thể mọc lại tự nhiên. Stress kéo dài: Nếu cơ thể bị suy nhược, căng thẳng do cuộc sống và công việc kéo dài cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng rụng tóc hói đầu. Thiếu chất: Không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhất là chất đạm, kẽm, vitamin B, đồng… sẽ khiến tóc ngày càng yếu rụng dẫn đến hói đầu. Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc trị mụn, chữa trị ung thư hay xạ trị trong thời gian dài cũng gây nên tình trạng rụng tóc, hói đầu ở cả nam và nữ giới. Tác dụng vật lý: Buộc tóc quá chặt, đội mũ bảo hiểm hay lạm dụng hóa chất và nhiệt khiến tóc dễ bị hư tổn, gãy rụng, mỏng và thưa dần 3. Bệnh hói đầu có chữa được không? Gợi ý 3 cách chữa hói đầu hiệu quả Theo các chuyên gia, 80% ca rụng tóc, hói đầu đều có thể chữa trị và can thiệp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thời gian rụng tóc và tình trạng nang tóc sẽ có từng phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây 3 cách chữa hói phổ biến và hiệu quả hiện nay:
Chữa tóc bằng cách dân gian: Phù hợp với trường hợp rụng tóc do tác động từ bên ngoài như thiếu chất, tác dụng phụ của thuốc, cơ thể suy nhược…
Bạn có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên như vỏ bưởi, bồ kết, mần trầu… để gội đầu thay cho các loại dầu gội thông thường. Những nguyên liệu ở trên có khả năng làm sạch da đầu một cách dịu nhẹ, cung cấp vitamin, khoáng chất cho sự phát triển của nang tóc.
Một số loại dược liệu Đông Y như hà thủ ô, cao màn kinh tử, quy thược địa hoàng hoàn, bột hoa cúc… đều có công dụng chữa trị chứng hói đầu.
Tùy theo mỗi loại, bạn có thể nấu thành nước uống, xoa lên da đầu hoặc dùng làm nước gội như xà phòng. Chữa hói đầu bằng Đông Y vừa mang lại hiệu quả mà còn không tốn quá nhiều chi phí hay gặp phải tác dụng phụ.
Hói đầu là hậu quả của quá trình rụng tóc kéo dài. Trường hợp rụng tóc quá 6 tháng đồng nghĩa với việc các nang tóc đã bị hoại tử, tóc gần như không thể mọc trở lại dù được chữa trị bằng phương pháp tự nhiên hay Đông Y. Khi này, cấy tóc là cách duy nhất cải thiện được tình trạng này.
Cấy tóc tự thân dùng chính những nang tóc chắc khoẻ (thường là sau gáy) của chính bệnh nhân để cấy vào vùng thưa hói. Tóc sau khi cấy sẽ phát triển bình thường, mang đặc tính tự nhiên, hiệu quả lâu dài.
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi giải đáp cho thắc mắc “Hói đầu có chữa được không?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức cũng như lựa chọn được cách chữa trị hói đầu phù hợp nhất.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: 5 cách chữa hói đầu ở nam giới bằng nguyên liệu dân gian lưu truyền