Ngày nay, tình trạng hói đầu ở tuổi 20 xảy ra ngày càng nhiều và trở thành nỗi kinh hoàng đối với giới trẻ. Vậy làm sao để hạn chế tình trạng hói đầu ở tuổi 20, nguyên nhân và cách khắc phục thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây. I. Nguyên nhân gây hói đầu ở tuổi 20 Bệnh hói đầu không phân biệt giới tính, hay độ tuổi, bạn hoàn toàn có thể bị hói khi ở độ tuổi 20. Theo các chuyên gia, hói đầu ở tuổi 20 có thể là do những nguyên nhân sau đây:
1. Do gen di truyền Di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hói đầu tuổi 20. Điều này có nghĩa, nếu trong gia đình có bố, mẹ bị rụng tóc, hói đầu, thì khả năng có sẽ di truyền sang thế hệ con.
2. Rối loạn nội tiết tố Rối loạn nội tiết tố hormone DHT ( dihydrotestosteron) là một trong những thủ phạm khiến nang tóc teo nhỏ lại, dẫn đến gãy rụng và hói đầu sớm.
3. Stress, căng thẳng kéo dài Bạn có biết stress kéo dài có thể gây hói đầu ở tuổi 20 không?. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, khi tình trạng căng thẳng không được giải toả sẽ gây ức chế thần kinh, kéo theo hàng loạt những hệ luỵ như: mất ngủ, rụng tóc và hói đầu.
4. Mắc các bệnh lý về da đầu Một số bệnh lý về da đầu hay gặp phải như vẩy nến, ngứa, dị ứng da đầu… đều là những nguyên nhân gây rụng tóc. Nếu các bệnh này không được điều trị triệt để thì hoàn toàn có thể dẫn đến hói đầu, khiến nang tóc bị hoại tử, rất khó có thể phục hồi.
Ngoài ra, hói đầu ở tuổi 20 còn do một vài thói quen xấu của giới trẻ đó là nhổ tóc tại một vị trí, giờ giấc sinh hoạt không khoa học, thức đêm, sử dụng nhiều hoá chất làm đẹp tóc.
II. Khắc phục hói đầu ở tuổi 20 Để hạn chế tình trạng hói đầu ở tuổi 20 bạn có thể áp dụng một trong những cách dưới đây.
1. Massage bằng tinh dầu dừa Dầu dừa ngoài công dụng làm mềm môi, dài mi, nó còn giúp tóc chắc khoẻ và mềm mượt.
Cách thực hiện:
Làm ướt tóc Lấy một lượng tinh dầu vừa đủ massage vào vùng tóc thưa, hói. Để tầm 15 – 30 phút, sau đó gội sạch với dầu gội. Thực hiện đều đặn 2 lần/tuần sẽ hạn chế tình trạng rụng tóc, ngăn ngừa hói đầu ở tuổi 20.
Ngoài tinh dầu dừa, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu khác như: tinh dầu bưởi, tinh dầu ô liu …
2. Bổ sung vitamin A, E Khi có thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng rụng tóc, để ngăn ngừa hói đầu ở tuổi 20 xảy ra bạn không nên chủ quan, thay vào đó là tăng cường bổ sung các loại vitamin A, E thông qua các thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm hằng ngày.
Hãy ưu tiên 1 số loại thực phẩm giàu vitamin A, E cho bữa cơm gia đình của bạn như: cà rốt, rau xanh, hải sản đậu nành, bơ, rau chân vịt, đậu phộng, cà chua…
III. Điều trị hói đầu ở tuổi 20 Đối với những trường hợp nang tóc bị hoại tử, thì các cách trên đều không có hiệu quả cao. Lúc này biện pháp tốt nhất bạn nên chọn là cấy tóc.
Hiện có 2 phương thức cấy tóc bạn có thể lựa chọn là cấy tóc sinh học và cấy tóc tự thân. Trong đó, phương pháp cấy tóc tự thân được các chuyên gia da liễu đánh giá cao về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ.
Kỹ thuật cấy tóc tự thân hiện đại nhất ngày nay là cấy tự thân FUE và HAT, kỹ thuật này đang được áp dụng điều trị tại Phòng khám cấy ghép y học Quốc tế - 38 Nguyễn Du, Hà Nội. Hotline: 024 3219 1111
Ưu điểm của kỹ thuật cấy tóc tự thân HAT
Thời gian cấy nhanh, không đau, ít xâm lấn, không để lại sẹo, hoàn toàn có thể lướt web, xem phim trong quá trình cấy. Thời gian phục hồi nhanh, tóc mọc lại bình thường trong vòng từ 3 – 6 tháng, tuỳ theo cơ địa của mỗi người. Các sợi tóc được cấy đều là sợi tóc thật của chính mình, tóc rụng đi hoàn toàn có thể mọc lại, tồn tại vĩnh viễn. Tỷ lệ nang tóc sống đạt trên 95%. Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm ra được nguyên nhân, cách khắc phục cũng như việc điều trị hói đầu ở tuổi 20 sao cho hiệu quả. Chúc các bạn có một mái tóc mềm mượt và chắc khoẻ.